Kỹ Thuật Chụp Ảnh Ngược Sáng

Khi bạn chụp ảnh ngược sáng có các khó khăn chính như : đo sáng bị cháy đen, quá tối và không rõ chi tiết, nếu đẩy sáng thì bị cháy sáng vùng mặt trời.

Để chụp ảnh ngược sáng đẹp bạn cần khắc phục những điểm này như sau:

1. Khép khẩu:

Để lấy được tia nắng và lên rõ chi tiết, thường đẩy lên F16 thậm chí có thể cao hơn. Khi muốn bắt ánh nắng thành tia mảnh và dài, có thể đẩy lên 22. Khẩu khép quá sẽ tối nên bù sáng lại bằng cách nâng ISO nếu cần.

2. Chụp ở chế độ Exposure Bracketing 3 bước:

Mỗi bước chênh khoảng +/-0.5, nghĩa là máy sẽ chụp 3 shots liên tiếp, mỗi shot sẽ cộng trừ đi 0.5 bước sáng so với chuẩn. Việc này đảm báo khi về xem lại ảnh có nhiều sự lựa chọn cho exposure, tránh quá tối hay quá sáng. Thường thì chụp ở chế độ AV, chụp xong 3 shots xem lại ngay trên màn hình máy ảnh để điều chỉnh EV cho phù hợp ngay.

3. Đo sáng khi chụp ảnh ngược sáng:

Đo sáng và focus ở vùng lân cận, gần vùng sáng của mặt trời, tránh ngắm trực tiếp vào mặt trời sẽ bị cháy sáng và hại sensor máy. Áp dụng Matrix metering.

Ví dụ ở hoa phượng, đo sáng và focus bằng half press shutter chỗ cành cây to nhất gần mặt trời, fix focus lại rồi di chuyển máy cho đúng khung hình mong muốn.

4. Hậu kỳ:

Sau mấy shot với các mức exposure khác nhau, chọn tấm nào hài hoà nhất, giữ được chi tiết vùng sáng, ví dụ như đám mây và ko bị quá tối vùng shadow. Dùng lightroom, cho sáng vùng shadow lên và giảm vùng highlight đi tới mức mong muốn. Nền trời xanh thì kéo blue xuống sẽ đậm hơn và tăng bão hoà cho màu blue sẽ rõ bầu trời. Với các đám mây có thể áp dụng HDR cho vùng mây trời để nổi rõ chi tiết mây.

5/5 - (4 bình chọn)