Các Thông Số Máy Ảnh Kỹ Thuật Số Cơ Bản

Có nhiều các cài đặt  trong nhiếp ảnh như chụp ảnh chân dung, chụp ảnh phong cách đời thường, chụp ảnh chuyển động, ảnh tĩnh vật… tùy mỗi đối tượng và hoàn cảnh ánh sáng bạn cần phải hiểu rõ các thông số máy ảnh kỹ thuật cơ ban số để có thể chụp theo ý mình.

Nếu các bạn cài đặt (setting) các thông số máy ảnh đúng, bạn sẽ chụp được bức ảnh đúng ý của mình hơn.

Thế nhưng, việc thiết đặt này là một khó khăn cho các bạn mới làm quen với máy ảnh, không tự tin chọn một phương cách thiết đặt, hoặc ngần ngại tuỳ chỉnh thông số, và chỉ chụp ở chế độ tự động hoàn toàn.

Do vậy, bài này giúp phần nào cho các bạn mới làm quen thiết bị, có thể tự tin hiệu chỉnh thông số máy cho nhiều hoàn cảnh ánh sáng và chủ đề khác nhau.

Giờ hãy cung tìm hiểu thêm ý nghĩa các thông số của máy ảnh nói lên điều gì:

Khẩu độ (Thông số F trên máy ảnh)

Bạn xoay vòng điều khiển qua chế độ A hoặc Av để chọn chế độ ưu tiên khẩu độ. Xoay vòng bánh xe để chọn chỉ số khẩu độ, và máy tự động thiết đặt tốc đô màn trập tương ứng với khẩu độ mà bạn chọn.

Chẳng hạn, bạn muốn xoá hậu cảnh (hay còn gọi là xoá phông), bạn chọn khẩu độ f/2.0 hoặc f/1.8 hoặc 1.2 là thấp nhất tuỳ ống kính, máy ảnh sẽ tự động chọn tốc độ 1/250s (chẳng hạn vậy).

Nhưng nếu bạn muốn ảnh có độ sâu trường ảnh sâu hơn, tức là độ sắc nét từ chủ thể đến hậu cảnh đều nét, bạn chọn f/11, thì khi đó máy sẽ tự động chọn tốc độ màn trập 1/125 hoặc 1/160 (thường dung chụp với Flash) chẳng hạn vậy.

Tiêu cự

Nếu máy của bạn có ống zoom, trên ống kính sẽ có vòng xoay để phóng to và thu nhỏ (thực ra là thay đổi tiêu cự xa và gần). Vòng xoay này cũng cho biết bạn đang sử dụng tiêu cự nào.

Ví dụ như ống kính 70-200mm ở ảnh minh họa dưới đây, bạn có thể thấy tiêu cự đang được chỉnh ở mức 100mm.

Nếu bạn sử dụng lens fix (ống cố định không thể zoom được). Ống kính này sẽ chỉ hiển thị tiêu cự duy nhất. Ví dụ như 85mm trong bức ảnh dưới đây.

Tốc độ màn trập

Nếu bạn muốn chủ động kiểm soát tốc độ màn trập, bạn chọn chế độ S hoặc Tv trên vòng quay điều khiển. Sau đó, bạn chủ động chọn tốc độ màn trập, chẳng hạng 1/125, máy ảnh sẽ tự động chọn khẩu độ tương ứng, chẳng hạn nó sẽ chọn khẩu f/4. Bạn sẽ chọn tốc độ không chậm quá để tránh rung lắc máy, và có chỉ số khẩu để đạt độ nét ảnh đúng ý.

Chẳng hạn bạn chọn tốc độ 1/250, khẩu độ máy đề nghị là f/2.8 thì ảnh sẽ có độ nét mỏng như ảnh sau.

Bạn sẽ giảm tốc độ xuống 1/60, khi đó khẩu độ máy đề nghị là f/8 chẳng hạn, ảnh sẽ có độ nét sâu hơn.

ISO

Để thay đổi độ nhạy sáng ISO, bạn sẽ vào menu hoặc bấm nút chỉnh ISO và xoay bánh xe tuỳ chỉnh. Nếu chụp môi trường ánh sáng tốt, bạn nên chọn ISO thấp như 100, và sẽ tăng ISO khi môi trường ánh sáng yếu, đủ để duy trì tốc độ màn trập ở mức mà bạn yên tâm máy ảnh không bị rung lắc làm ảnh mờ nhoè.

Chú ý: ISO tăng càng cao thì ảnh càng có nguy cơ bị nhiễu hạt (hay còn gọi là noise), trừ khi nào bạn muốn chụp một bức ảnh nhiễu hạt vì thích.

Ở bức ảnh trên bạn có thể thấy Iso 200 và Iso 6400  có rất nhiều hạt (Noise)

Trong một số trường hợp người chụp cố ý tăng ISO để đóng khẩu nhỏ hơn, để tăng độ nét sâu. Bởi có tình huống nếu giảm ISO thấp, mở khẩu lớn sẽ có độ nét mỏng không đúng ý độ người chụp.

Cân bằng trắng (White Balance)

Bấm nút WB và bạn có thể chọn AWB (tự động WB) trong hầu hết các tình huống chụp ảnh. Nếu bạn muốn cân bằng trắng tuỳ hoàn cảnh ánh sáng thì tuỳ chỉnh các WB hình bóng đèn tròn, đèn huỳnh quanh, dưới trời mây, chụp có đèn flash…

Ảnh trái: Sai Cân bằng trắng | Ảnh phải: Đúng Cân bằng trắng​

Lấy nét

Thường thì bạn sẽ chụp lấy nét tự động AF và bấm nửa nút chụp để máy lấy nét qua cơ chế tự động của ống kính. Thường thì bạn sẽ lấy nét vật thể cố định chế độ S từng tấm, bạn có thể chọn chế độ lấy nét liên tục vật thể chuyển động trên thân máy là C hoặc AI servo.

Để thay đổi điểm lấy nét, bạn bấm nút Focus Point mặt sau của máy, sau đó quay vòng xoay hoặc nút bốn chiều để di chuyển điểm nét.

5/5 - (2 bình chọn)